Quy trình chỉ định thầu thông thường sẽ diễn ra dưới trình tự như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này dưới góc nhìn pháp luật. Quy trình chỉ định thầu thông thường có đặc biệt và cần phải lưu ý trong quá trình nhận thầu? Nếu bạn là một nhà thầu mới và đang vướng mắc về các quy định pháp lý và phạm vi luật định về vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ hữu ích cho bạn.
Khái niệm
Chỉ định thầu thông thường là một trong tám hình thức đấu thầu tại Việt Nam được quy định tại Mục 1 Chương 2 Luật Đấu thầu 2013 về hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Chính vì thế, thầu thông thường sẽ có những đặc điểm riêng biệt
Quy trình chỉ định thầu thông thường
Quy trình chỉ định thầu phải tuân theo các quy định của pháp luật, theo đó, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định rõ ràng như sau:
Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
Lập hồ sơ yêu cầu: Quá trình lập hồ sơ yêu cầu bắt buộc phải tuân theo căn cứ, quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Theo đó, nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các công việc bao gồm: chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn về năng lực,tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Người thuê thầu sẽ chọn ra và sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đưa ra các đánh giá về kỹ thuật;
Tiếp đó đến bước thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu. Tại đây, các nhà thầu sẽ được được đề nghị chỉ định thầu phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo các phạm vi luật định tại quy định Điều 105 của Nghị định này trước ngày có quyết định phê duyệt;
- Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải được thông báo bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu mới có hiệu lực;
- Nhà thầu có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu 2013 mới được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.
Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Các nhà thầu phải nhận được những hồ sơ do đơn vị thuê phát hành.
- Hồ sơ của nhà thầu phải tuân thủ theo những điều khoản trong hồ sơ yêu cầu đã được nhận trước đó.
Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu
Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá đã được quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, nhà thầu được bên mời thầu mời đến thương thảo về kinh nghiệm, năng lực, khối lượng, tiến độ, chất lượng, biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu và giải pháp kỹ thuật;
Chỉ nhà thầu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây mới được đề nghị chỉ định thầu: có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt, có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu;.
Trình, thẩm định
Quá trình phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Hoàn thiện ký kết thầu
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải đảm bảo phù hợp với quyết định phê duyệt và đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác và tuân theo các phạm vi của các văn bản pháp luật đã được tạo lập trước đó.
Trên đây là quy trình chỉ định thầu thông thường theo phạm vi luật định, hi vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình nhận thầu. Xin chào và hẹn gặp lại trong những bài viết hữu ích khác!