Trong thi công xây dựng thì bẻ móc thép có lẽ là một kỹ thuật quan trọng. Tuy nhiên để biết rõ các kỹ thuật chính xác và các quy định về nó không phải ai cũng nắm rõ. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quy định về bẻ móc thép và độ dài móc thép, độ dài uốn cong.
Quy định về bẻ móc thép trong công trình xây dựng là gì
Bẻ móc thép trong khi thi công xây dựng là bước mà bất kỳ công trình nào cũng phải có. Nó là bước để bố trí thép sàn của công trình xây dựng. Móc thép này giúp các phần liên kết chặt chẽ với nhau đảm bảo chất lượng của công trình.
Theo các thí nghiệm thực tế đã cho thấy sức bám dính giữa bê tông và cốt thép và ứng suất thanh cốt thép quyết định chiều dài neo và nối chồng cốt thép. Các yếu tố chính tạo nên sức bám dính thì gồm có bề mặt của cốt thép (có gờ hay không) và tính ngót bớt của bê tông. Do đó dạng mặt cốt thép, loại cốt thép và độ bền của bê tông chính là 3 yếu tố có tính quyết định chính với chiều dài neo trong kết cấu bê tông cốt thép.
Qua thực tiễn thì chiều dài neo và nối chồng cốt thép đã có một số chỉ số thông dụng nhưng để xác định chiều dài neo riêng cho công trình của mình thì có quy định về bẻ móc thép đã được quy định tại TCXDVN 5574-2018:
Với neo cốt thép
Chiều dài neo được tính bằng tích của chiều dài cơ sở với hệ số và thương diện tích tiết diện ngang trên tính toán và thực tế (As,cal và As,ef).
Lan= αL0,an
Với nối cốt thép
Đối với nối cốt thép thì công thức cơ bản giống neo cốt thép nhưng hệ số alpha thì phải tính đến ảnh hưởng của trạng thái ứng suất của cốt thép, có các giải pháp cấu tạo của các thành phần trong vùng nối, số lượng thanh thép được nối trong một diện tích và tổng số thanh thép trong diện tích đó, khoảng cách giữa các thanh thép đã nối.
Trong công thức trên có nhắc đến chiều dài neo cơ sở. Chiều dài neo cơ sở sẽ được tính theo công thức sau:
Chiều dài neo cơ sở xác định theo công thức:
L0,an= As x us / Rbond
trong đó: As, us là diện tích tiết diện ngang của thanh cốt thép và us là chu vi tiết diện của thanh cốt thép được neo đó. Rbond là cường độ bám dính của cốt thép với bê tông.
Thông số Rbond này được tính bằng tích của cường độ chịu kéo dọc trục của bê tông và hệ số kể đến ảnh hưởng của loại bề mặt cốt thép và hệ số kể đến ảnh hưởng của cỡ đường kính cốt thép. Hai hệ số trên đều có từng chỉ số rõ ràng đối với từng trường hợp riêng.
Công thức tính chiều dài neo và nối chồng cốt thép trên đã được tính đến trường hợp cốt thép chịu ứng suất lớn nhất tức là bằng cường độ tính toán. Nếu ứng suất thực tế bé hơn cường độ tính toán thì phải giảm chiều dài neo với tỉ lệ tương ứng.
Từ đó có thể nhận ra rằng cấp độ bền của bê tông càng thấp, loại cốt thép có cường độ càng cao thì chiều dài neo và nối chồng cốt thép có yêu cầu càng lớn.
Độ dài móc của đai và độ dài uốn cong
Thông thường chiều dài móc = 10d với các thanh có đường kính lớn hơn 8mm (d là đường kính đai thép). Chiều dài móc tối thiểu phải là 75mm.
Độ dài uốn cong để tính toàn chiều dài tăng thêm so với độ dài thanh thép ban đầu khi chưa được uốn cong. Đối với từng góc độ cụ thể mà có các các chỉ số riêng như sau:
Nếu uốn cong 45 độ thì chiều dài thanh thép tăng 1d
Nếu uốn cong 90 độ thì chiều dài thanh thép tăng 2d
Nếu uốn cong 135 độ thì chiều dài thanh thép sẽ tăng lên 3d
Nếu uốn cong 180 độ thì chiều dài thanh cốt thép chỉ tăng thêm 1d
Ví dụ cụ thể: Cho các thông số sau:
Bê tông bảo vệ: 25mm;
Độ cao của dầm: 450mm;
Chiều rộng của dầm: 300mm;
Đường kính đai thép: 8mm;
Chiều dài cắt của đai: 2a + 2b + Chiều dài móc x2 – Khấu trừ uốn cong
Trong đó: a được tính bằng chiều rộng của dầm trừ đi 2 lần bê tông bảo vệ và đường kính thanh thép.
b là độ cao của dầm trừ đi 2 lần bê tông bảo vệ và đường kính của thanh cốt thép.
Từ đó hãy xác định chiều dài của đai thép.
Câu trả lời
Từ công thức đã cho thì dễ dàng tính được a= 242mm và b= 392mm.
Chiều dài của móc = 10d= 80mm
Đối với khấu trừ uốn cong thì:
Nếu uốn cong 90 độ tăng thêm 2d tức là chiều dài uốn cong là 48mm
Nếu uốn cong 135 độ thì thanh gia cố tăng 3d tức là chiều dài tăng 48mm
Do đó
Chiều dài cắt của đai thép = 2 x 242 + 2 x 392 + 2 x 80 – 48 – 48= 1332mm
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về quy định về bẻ móc thép và độ dài móc thép, độ dài uốn cong. Mong các thông tin trên sẽ có ích cho bạn.