Những điều cần biết khi làm đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Vấn đề tranh chấp đất đai không phải là chuyện hiếm gặp trong cuộc sống. Có nhiều cách để mọi người có thể giải quyết với nhau nhưng nếu quá phức tạp không thể giải quyết bằng thỏa thuận được thì sẽ phải dẫn đến khởi kiện. Tuy nhiên khi liên quan đến tòa án, pháp luật thì chúng ta đều phải có những hiểu biết nhất định. Và sau đây là một số thông tin và những điều cần biết khi bạn làm đơn khởi kiện tranh chấp đất đai. 

Thế nào là tranh chấp đất đai? 

Dựa theo Khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Tuy nhiên chúng ta phải phân biệt được tranh chấp đất đai với tranh chấp những điều liên quan tới đất đai bởi 2 việc này hoàn toàn khác nhau và thủ tục giải quyết cũng khác nhau.

đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là tranh chấp liên quan đến việc ai sẽ là người có quyền sử dụng đất bao gồm cả việc tranh chấp để xác định ranh giới giữa các mảnh đất liền kề nhau.

Còn những vấn đề như tranh chấp về tặng cho, chuyển nhượng hay tranh chấp về quyền thừa kế sử dụng đất không được cho là tranh chấp đất đai.

Tranh chấp đất đai bắt buộc phải được hòa giải ở UBND cấp xã nơi có chứa mảnh đất nếu muốn khởi kiện. Đây là điều mà chúng ta cần đặc biệt lưu ý bởi nếu chúng ta đưa nhầm đơn khởi kiện tranh chấp đất đai đến nơi như Tòa án sẽ bị trả lại.

Cụ thể được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP: “Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.”

Xem xét về khả năng thắng kiện

Trong bất kỳ cuộc cãi vã, tranh chấp nào thì ai cũng có những lý lẽ riêng, đặc biệt là khi dẫn đến kiện tụng, liên quan đến pháp luật và quyền lợi thì ai cũng mong phần thắng sẽ thuộc về mình. Tuy nhiên trước khi khởi kiện thì bạn cần phải xem xét xem mình có khả năng thắng kiện hay không.

Bởi nếu bạn là người khởi kiện hay nguyên đơn nếu thua kiện không những mất quyền lợi mà còn mất án phí và thời gian khởi kiện để giải quyết tranh chấp đất thường kéo dài lâu.

đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Vậy chúng ta căn cứ vào yếu tố nào để xem xét khả năng thắng kiện của mình? Dựa theo Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: Đương sự có quyền và nghĩa vụ thu thập và chủ động giao nộp chứng cứ tìm được cho tòa án. Ngoài ra cần phải chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp và có căn cứ. Tòa chỉ tiến hành thu thập và xác minh chứng cứ trong các trường hợp quy định.

Theo Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.

Như vậy có thể hiểu chứng cứ cần phải đáp ứng tính khách quan, tính liên quan đến tình tiết vụ án và tính hợp pháp mới có khả năng thắng kiện.

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……(1), ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………………………………

Người khởi kiện: (3)………………………………………………………..

Địa chỉ: (4) ……………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………… (nếu có)

Người bị kiện: (5)……………………………………………………………..

Địa chỉ (6) ………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………. (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)………………..

Địa chỉ: (8)………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)……………

Địa chỉ: (10) ………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)………….

……………………………………………………………………………………………..

Người làm chứng (nếu có) (12)………………………………………………..

Địa chỉ: (13) …………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)…………

1………………………………………………………………………………………………..

2………………………………………………………………………………………………..

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)

………………………………………………………………………………………………….

Người khởi kiện (16)

Kết luận

Nếu có thể giải quyết được bằng thỏa thuận thì chắc chắn không ai muốn đưa nhau ra tòa. Tuy nhiên trong trường hợp chúng ta cần đến pháp luật thì cũng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng và có những hiểu biết nhất định. Hy vọng với bài viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai trên đây sẽ giúp bạn có thêm một chút thông tin để chuẩn bị cho quá trình khởi kiện của mình tốt hơn.

Bài viết liên quan

Choosing a Data Place Provider

In addition to providing safeguarded document storage, an information room offers professional document management. Choosing the right service provider is crucial to get the success

Read More »

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *