Những điều cần biết về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Gần đây, do các nguyên nhân khác nhau nên các doanh nghiệp đã bắt đầu đổi mới về mặt công nghệ hay cả về cải cách nhân sự,… dẫn đến đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp kinh doanh hiểu được các luật về hợp đồng này và phòng tránh được những rủi ro trong lao động cũng như loại trừ các tranh chấp trong việc lao động. Và bài viết dưới đây là những thông tin và cách giải quyết đơn phương chấm dứt hợp đồng trong lao động.

đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

NSDLĐ được phép đơn phương chấm dứt HĐLĐ vào thời gian nào?

Nhiều các doanh nghiệp lao động có tư cách là một người sử dụng lao động (NSDLĐ) thường nhận rằng họ là những người có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), họ chỉ cần thông báo trước cho người lao động khoảng 30 ngày đối với các loại hợp đồng đã được ký xác định thời hạn làm việc hoặc là báo trước 45 ngày đối với những loại hợp đồng không được xác định thời hạn làm việc trước đó,… 

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong lao động ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh và độ uy tín của doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ) thì NSDLĐ chỉ có quyền được phép chấm dứt hợp đồng lao động sau khi có những lý do dưới đây:

  • Người lao động thường xuyên không thực hiện, hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Do các vấn đề về tự nhiên môi trường như thiên tai, lũ lụt hoặc có những lý do không thể khắc phục trước mà người sử dụng lao động đã tìm mọi cách để khắc phục theo quy định của nhà nước về các sai sót nhưng vẫn phải bị thu hẹp mô hình sản xuất và giảm tải không gian làm việc.
  • Người lao động đã không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày hết thời hạn hay tạm hoãn hợp đồng.

Hơn nữa, theo tại Điều 192 BLLĐ còn quy định: Trước khi tự đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì NSDLĐ còn phải trao đổi có sự thống nhất giữa người lao động và ban chấp hành công tác công đoàn.

NSDLĐ không được phép đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong các trường hợp nào?

đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Một lý do khác nữa khiến quyết định chấm dứt HĐLĐ trái luật là do NSDLĐ đã đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng ở những thời điểm mà pháp luật không cho phép. Cụ thể, tại Điều 39 BLLĐ đã quy định những trường hợp NSDLĐ không được phép đơn phương chấm dứt HĐLĐ như sau:

  • Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc vì những lý do riêng và những trường hợp nghỉ khác đã được người sử dụng lao động cho phép và có sự đồng ý.
  • Người lao động bị ốm đau, bệnh tật hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang tiến hành điều trị theo quyết định của cơ sở y tế có thẩm quyền, trừ các trường hợp khác quy định tại điểm B khoản 1 Điều 38 BLLĐ.
  • Lao động nữ vì những lý do kết hôn, nghỉ thai sản, mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ những trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động lao động.

Vì vậy, người lao động khi nhận được quyết định cho thôi việc cần lưu ý những điều kiện rất cơ bản trên để đảm bảo về quyền lợi hợp pháp, pháp lý cho mình.

Khi tự đơn phương chấm dứt các hợp đồng lao động có những hậu quả pháp lý nào?

  • Đối với người lao động
    • Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái theo pháp luật sẽ không được hưởng trợ cấp khi thôi việc ngay cả khi thỏa mãn điều kiện đi làm đầy đủ thường xuyên từ 12 tháng trở lên.
    • Trường hợp người lao động đơn phương tự chấm dứt hợp đồng lao động vi phạm hợp đồng đào tạo nghề đã được ký kết trước đó thì người lao động sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm hoàn trả lại chi phí đào tạo theo quy định của pháp luật đã đề ra.
  • Đối với người sử dụng lao động
    • NSDLĐ nhận NLĐ trở lại làm việc và đền bồi thường các khoản tiền tương ứng với những thiệt hại phát sinh.
    • Trường hợp NLĐ có sự đồng ý tiếp tục công việc, NSDLĐ phải trả ngay tiền lương, bảo hiểm xã hội và tiền bảo hiểm y tế trong những ngày NLĐ không được đi làm việc và phải thanh toán ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
    • Nếu công việc lao động hoặc các vị trí lao động được kí kết trong bản HĐLĐ không còn hiệu lực nữa, NSDLĐ vẫn phải bồi thường tiền lương lao động và các loại tiền bảo hiểm cho NLĐ.
    • Trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và đã được sự đồng ý của NLĐ thì ngoài số tiền phải bồi thường theo quy định, thỏa thuận đôi bên phải bồi thường thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt được HĐLĐ.
    • Trường hợp NSDLĐ vi phạm về thời hạn trước trong việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì họ sẽ phải bồi thường cho NLĐ tiền lương tương ứng với những ngày lao động không được báo trước trong hợp đồng lao động.

Bài viết trên hi vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và các điều luật liên quan đến để không phải thực hiện những điều sai pháp luật.

Bài viết liên quan

Choosing a Data Place Provider

In addition to providing safeguarded document storage, an information room offers professional document management. Choosing the right service provider is crucial to get the success

Read More »

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *