Bạn có biết rằng sân bay Tân Sơn Nhất có diện tích lớn nhất trong các sân bay ở Việt Nam. Thế nhưng thời gian gần đây, diện tích sân bay Tân Sơn Nhất đang bị sụt giảm còn 1/5 so với trước đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lý do trong bài viết sau đây nhé!
Giới thiệu chung
Như đã nói bên trên, Tân Sơn Nhất là cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam. Ra đời năm 1975, Tân Sơn Nhất vừa là sân bay quân sự lẫn sân bay dân sự. Phía Bắc và Tây là khu vực dành cho quân sự. 2 phía Đông và Nam còn lại dành cho khu vực dân sự. Cảng hàng không này được cho phép tiếp nhận các chuyến bay không thường lệ, thường lệ, thuê bao, chuyến bay thương mại, kỹ thuật và chuyến bay tư nhân. Sân bay Tân Sơn Nhất hoạt động 24/24 giờ, phục vụ 28 – 38 triệu lượt khách mỗi năm.
Diện tích sân bay Tân Sơn Nhất bị sụt giảm và lý do
Theo ranh giới, tổng diện tích của sân bay Tân Sơn Nhất là 1500 hecta. Đây là một diện tích khá rộng, tương đương với nhiều sân bay quốc tế khác trên thế giới. Tuy nhiên, năm 2019, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cho hay: diện tích sân bay Tân Sơn Nhất hiện giờ chỉ còn bằng 1/4 đến 1/5 so với trước đây. Nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa tăng nhanh. Nhà cửa và các công trình dân dụng bao quanh khá nhiều nên sân bay khó cải tạo và mở rộng.
Sử dụng hai đường băng như một
Hiện tại, sân bay Tân Sơn Nhất có 2 đường băng song song. Chúng đã được xây dựng từ năm 1967. Thế nhưng, chúng lại đang được sử dụng theo chế độ phụ thuộc vào nhau. Có thể hiểu rằng, chỉ có một máy bay duy nhất có thể cất hoặc hạ cánh trong cùng một thời điểm. Nguyên nhân của vấn đề này là do khoảng cách giữa trục tim của hai đường băng này không thể đáp ứng những tiêu chuẩn khai thác cất và hạ cánh độc lập chiếu theo quy định của ICAO – Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
Ban không lưu của VATM cho biết, mặc dù đã trải qua nhiều đợt mở rộng và nâng cấp nhưng hiện nay, diện tích sân bay Tân Sơn Nhất chỉ còn bằng ¼ – 1/5 so với diện tích rộng lớn trước kia. Do quá trình đô thị hóa, hơn nữa sân bay nằm ngay gần trung tâm thành phố, xung quanh có nhiều khu dân cư đông đúc, các cơ sở hạ tầng khác nên việc mở rộng mà điều rất khó khăn.
Diện tích chật là nguyên nhân xảy ra ùn tắc
Có thể khẳng định rằng, với cấu trúc, mô hình, cơ sở hạ tầng như hiện nay, sân bay Tân Sơn Nhất không còn phù hợp với nhu cầu bay ngày càng tăng cao của người dân và khách du lịch nữa. Đó chính là nguyên nhân gây ra việc các chuyến bay thường xuyên bị chậm trễ hay trì hoãn. Thậm chí những hoạt động trên mặt đất như hàng hóa, hành lý, di chuyển của hành khách cũng gặp trục trặc và trì trệ theo. Lãnh đạo của tổng công ty Quản Lý bay (VATM) có ví von rằng việc tắc nghẽn ở sân bay Tân Sơn Nhất không khác gì việc tắc đường bộ tại 2 thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội. 2 đô thị lớn nhất cả nước này nhưng lại có quy hoạch về đường xá, nhà cửa, giao thông khá lỗi thời. Tại những nút giao thông quan trọng, diện tích cho xe cơ giới còn nhỏ. Do đó vào khung giờ cao điểm, hiện tượng dồn ứ, tắc nghẽn xe vẫn luôn xảy ra mặc dù lực lượng chức năng đã áp dụng nhiều biện pháp phân làn, hướng dẫn và xử lý cục bộ.
Trong bối cảnh hiện nay, càng ngày càng có nhiều máy bay quốc tế và nội địa đến sân bay Tân Sơn Nhất vào cùng một thời điểm. Vì chỉ có một đường hạ và cất cánh duy nhất nên kiểm soát không lưu phải sử dụng các biện pháp trì hoãn, cụ thể là kéo dài thời gian bay trên không trong vùng trời tiếp đất. Vậy nên việc ùn tắc trên không chính là hậu quả của tắc nghẽn trên mặt đất.
Hướng giải quyết
Hiện nay, các sân bay lớn trên thế giới có lưu lượng khách nhiều và hoạt động bay cao trên 200.000 chuyến/năm đều được thiết kế hiện đại và thuận tiện theo mô hình các cặp đường hạ và cất cánh được khai thác độc lập. Nằm ở giữa là nhà ga hành khách. Như vậy sân bay có thể tối ưu hóa được rất nhiều chuyến bay, tránh tình trạng ùn tắc cả trên không và mặt đất.
Không những thế, hệ thống sân đỗ và đường lăn cũng được bố trí xây dựng một cách cực kỳ linh hoạt. Chúng không tạo ra các luồng máy bay xung đột nhau và di chuyển ngược chiều. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm soát viên không lưu chỉ đạo máy bay di chuyển cất và hạ cánh. Đặc biệt tổ lái cũng có thêm nhiều lựa chọn về lộ trình lăn của máy bay. Los Angeles, Chicago O’Hare ở Hoa Kỳ, Heathrow của Anh Charles de Gaulle của Pháp là những sân bay lớn đã áp dụng mô hình thiết kế này. Tới đây, sau khi hoàn thành, sân bay quốc tế Long Thành cũng sẽ được xây dựng và quy hoạch như vậy.
Qua bài viết trên, các bạn đã biết được nguyên nhân diện tích sân bay Tân Sơn Nhất giảm còn 1/5 so với trước đây và các hướng giải quyết trong tương lai rồi nhé!